Khách Tây mê đi du lịch bằng 'ngựa sắt' Việt

Monday, August 3, 2015

Trên chiếc “ngựa sắt”, khách Tây thỏa sức chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp, những cảnh thôn quê mộc mạc, hoang sơ, mang nặng hồn đất Việt. Kết thúc hành trình, ai cũng tỏ ra thích thú, hoài niệm, trong họ đều đọng lại những ký ức khó quên.
Chuyến đi lịch sử
Năm 1991, anh Nguyễn Nguyên đã có một chuyến đi mang tính lịch sử trong nghề chạy xe ôm chở khách Tây tại Đà Lạt. Vị khách đầu tiên thuê anh Nguyên chở là bà Marie Hube, một bác sĩ người Đức. Hành trình “đi bụi” đi từ Đà Lạt ra Hà Nội kéo dài 25 ngày.

Sau chuyến đi, không chỉ riêng bà Marie Hube mà ngay chính anh Nguyên cũng đã có được một trải nghiệm đặc biệt thú vị, hoàn toàn mới lạ. Nơi họ đi qua không phải là phố phường sầm uất, nhộn nhịp, mà là những vùng thôn quê nơi rẻo cao Tây Nguyên, vòng qua phía Tây miền Trung nghèo nàn, hoang sơ. Ăn, ở, ngủ tại nhà dân để cảm nhận được hết nét dân dã, chân chất của những con người nơi đây.
“Trước đó cũng có một vài khách Tây đặt vấn đề với tôi là chạy một chuyến xuyên Việt nhưng vì chưa có kinh nghiệm chạy đường dài, chưa quen đường, con cái còn nhỏ với lại hồi đó chưa có chiếc mô tô ngon như sau này nên cũng không muốn có những chuyến đi xa như thế. Nhưng rồi, nhu cầu đi xa bằng xe ôm của khách Tây khi tới Đà Lạt ngày càng nhiều, từ đó tôi quyết định đổi “ngựa sắt”, tạo ra những tour xuyên Việt dài ngày”-anh Nguyên kể.

Nhưng bước ngoặt trong đội xe ôm chở khách Tây ở Đà Lạt mãi tới năm 1999, khi cả nhóm quyết định thành lập một website bằng tiếng Anh. Từ đó khách quốc tế biết về đội xe ôm Đà Lạt nhiều hơn. Khi có website, công việc của cả đội hoạt động sôi nổi hẳn, thời kỳ ăn nên làm ra cũng từ đây bởi lượng khách liên hệ đi du lịch bằng xe ôm tăng vọt. Có rất nhiều du khách đã liên hệ trước khi tới Việt Nam cả tháng để đội sắp xếp người chở và lên tour phù hợp.
Vậy là với con “ngựa sắt”, từ Nam Tây Nguyên, các anh đưa khách nước ngoài xuống miền đồng bằng mơn mởn lúa mới. Họ vượt những cung đèo ngoạn mục, hiểm trở của vùng núi Tây Bắc xa xôi đưa khách tới các bản làng người Tày, Nùng, Thái, Dao... Họ đưa khách qua vùng Đông Bắc đón ánh bình minh lên. Họ về miền Tây tổ quốc khám phá mùa nước nổi ngắm ánh trăng bồng bềnh trên mặt nước, ăn thịt chuột đồng, ngủ trong nhà dân. Có những chuyến đi kéo dài ròng rã cả tháng trời mới quay về Đà Lạt. Khách trở về nước hầu hết đều hả hê khi đã đi trọn vẹn Việt Nam, cảm nhận được đầy đủ cuộc sống và con người xứ Việt ở các vùng, miền qua lời giới thiệu của các bác xe ôm và chính người dân bản địa.
Kỳ thú du lịch bụi
Bao nhiêu chặng đường, bấy nhiêu kỷ niệm là ăm ắp những cung bậc cảm xúc. Mỗi tên đất, tên miền đã để lại trong họ và du khách những dấu ấn không thể nào quên.
Bác Trần Văn Nam (60 tuổi), thành viên đội xe ôm chở khách nước ngoài Đà Lạt, đã gắn bó với nghề xe ôm chở khách Tây “đi bụi” suốt mấy chục năm qua tâm sự, ban đầu, có không ít khách Mỹ khi tới Việt Nam du lịch vẫn có tâm lý sợ hãi bởi quá khứ. Trước khi lên đường với cuộc hành trình “bụi”, họ còn băn khoăn. Nhưng rồi, nỗi sợ hãi trong họ nhanh chóng tiêu tan bởi sự thanh bình và mến khách đặc biệt của người dân làng quê Việt Nam. Có những người già, trẻ em, vùng sâu vùng xa, cả đời chưa được nhìn thấy người nước ngoài, cũng chưa bao giờ được học tiếng Anh nhưng khi gặp khách nước ngoài họ vẫn ê a vẫy tay chào bằng tiếng Anh “he lô”, “hê lô”, dù lúc này họ đang cặm cụi cấy lúa dưới ruộng hay gùi bắp trên nương về nhà. Điều này làm khách tây thích thú và đáp lại họ bằng tiếng Việt lơ lớ mới học được - “xin cháo!...”.
Anh Hoàng Văn Quân, thành viên trong đội xe ôm cho biết, trên hành trình đưa khác đi du lịch bụi đã để lại trong anh rất nhiều kỷ niệm khó quên. Một trong những kỹ niệm đó là cách đây ít năm, anh chở một cựu chiến binh Mỹ có tên là Dohn đi tham quan lại chiến trường xưa dọc theo đường Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Trên đường đi gặp một thương binh đang làm đồng ven đường, ông khách yêu cầu dừng xe, lại thông dịch cho ông nói chuyện với người thương binh. Sau một hồi chuyện trò, hai người bỗng ôm chầm lấy nhau khóc cười nhức nở...

Nhiều lần không thể tìm được nhà nghỉ dọc bên đường, các bác tài sẵn sàng đưa họ về nhà dân để tá túc qua đêm. Chủ nhà liền dành cho một điểm sang trọng nhất để khách ngủ. Bất ngờ hơn, khi thức dậy, chủ nhà đã chuẩn bị cả bữa ăn sáng nóng hổi. Không phải bún, phở, cũng chẳng phải mỳ tôm, bữa ăn sáng của chủ nhà vùng đất khó dành cho thực khách là những củ khoai lang, củ sắn hay bắp ngô mà chính bàn tay họ làm ra. Điều giản dị thôi nhưng cũng đủ làm khách cảm động, chạnh lòng vì tình người nơi vùng đất khó. Khi chia tay, chủ tiễn khách ra đầu ngõ bịn rịn như người thân trong gia đình, mặc dù những người khách ấy lần đầu gặp gỡ và thậm chí, khi khách ra về, họ vẫn chưa kịp nhớ tên tuổi, đang sinh sống ở đâu.
Trên cuộc hành trình dài không phải lúc nào cũng thuận buồm, xuôi gió. Lúc gặp thời tiết mưa bão, đường sá ngăn cách, lúc xe cộ hư hỏng dọc đường… những vị khách Tây luôn sẵn sàng giúp đỡ. Bác Trần Văn Nam cho hay, các bác luôn coi khách là “thượng đế”, nhưng không ít lần “thượng đế” cũng phải xắn quần, kéo tay áo lên để khiêng xe qua những vùng sình lầy. Những vị khách nước ngoài, họ sẵn sàng khiêng xe, đi bộ khi xe hư hỏng và thường coi đó là một kỷ niệm vui trong cuộc hành trình dài.
Quên đéo ghi nguồn

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Du lịch thế giới qua màn ảnh nhỏ © 2012 | Designed by Bubble Shooter, in collaboration with